Kết quả tìm kiếm cho "Bóng rổ ĐBSCL"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 117
An Giang có đầy đủ điều kiện tự nhiên và nguồn lực con người để phát triển mạnh ngành thủy sản, nhất là ngành hàng cá tra. Đây là sản phẩm chủ lực của vùng và quốc gia. Điều kiện tự nhiên và nguồn lực con người đang đặt ra cho tỉnh thời cơ lớn để vươn lên trở thành trung tâm chế biến, xuất khẩu thủy sản hàng đầu vùng ĐBSCL.
Ngành nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL đang hướng đến đa dạng hóa đối tượng nuôi, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị sản phẩm. Để làm được điều đó, tại nhiều địa phương trong vùng (Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ), ngư dân đã và đang nghiên cứu phát triển các loài cá đặc sản, như: Cá dáo, cá dứa, cá bông lau... để nâng cao thu nhập, phát triển bền vững.
Những nông dân chân đất chuyên lặn vét bùn dưới đáy ao, hầm nuôi cá nói vui với nhau, đây là nghề “ăn cơm dương gian, làm chuyện âm phủ”. Hàng ngày, họ trầm mình xuống đáy nước tăm tối, cơ cực mưu sinh để nuôi gia đình.
Hàng năm, mùa Xuân vừa trôi qua, An Giang khấp khởi chào đón mùa Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Như lời hẹn ước sắt son, bao dòng người lại trẩy hội về Châu Đốc - thành phố lễ hội tâm linh nổi tiếng. Năm nay, một sự kiện trọng đại tầm vóc quốc tế được ghi dấu, làm tăng thêm sức hấp dẫn cho lời hẹn.
Thời gian qua, Trung tâm Y tế huyện Châu Phú là đơn vị điển hình trong công tác bảo vệ chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân tuyến y tế cơ sở. Trong đó, có vai trò quan trọng của BS.CKII Nguyễn Hoàng Huy (Giám đốc Trung tâm).
Sự kết hợp giữa tài nguyên thiên nhiên phong phú, nét văn hóa lâu đời và quyết tâm phát triển du lịch (DL) bền vững phù hợp với mục tiêu phát triển nông thôn của người dân… đã tạo sức hút cho Cù Lao Giêng (huyện Chợ Mới) trở thành điểm đến tiềm năng, ấn tượng đối với du khách trong và ngoài nước.
Từng là môn thể thao thế mạnh của tỉnh An Giang trong quá khứ, nhưng bóng rổ dần rơi vào thoái trào bởi nhiều lý do. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của những người đam mê, sự quan tâm của ngành thể thao các địa phương, bóng rổ đã “hồi sinh” mạnh mẽ, được giới trẻ trong tỉnh ngày càng yêu thích.
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, những ngôi đình, chùa cổ của 4 dân tộc Kinh, Chăm, Khmer và Hoa trên địa bàn tỉnh không chỉ mang giá trị về mặt kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật dân tộc cổ truyền độc đáo, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, gắn kết cộng đồng của bao thế hệ người con An Giang.
Châu Đốc - là cửa ngõ giao thương quan trọng, viên ngọc quý của vùng ĐBSCL, ngày càng khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch và đầu tư của cả nước. Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm giao hòa giữa sông và núi, Châu Đốc như một bức tranh thủy mặc hữu tình. Những năm qua, Châu Đốc đã tận dụng tốt những lợi thế này để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng thành phố hiện đại, văn minh, trung tâm du lịch, thương mại sầm uất của khu vực.
“Các doanh nghiệp (DN) trong khối đã khẳng định sự phục hồi rõ nét, đóng góp chung vào tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh ước đạt 7,16%. Trong đó, các DN trong sạch vững mạnh tiêu biểu làm tốt công tác xây dựng Đảng, sản xuất - kinh doanh” - Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và DN tỉnh An Giang Trần Thanh Nhã nhận xét.
Tác động kinh tế thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp (DN) nói chung, DN Nhà nước nói riêng. Tuy nhiên, các DN Nhà nước đã nỗ lực vượt qua thách thức, phát huy vai trò chủ đạo duy trì sản xuất - kinh doanh (SXKD).
Xác định việc học tập và làm theo Bác Hồ, Bác Tôn là việc làm thường xuyên, liên tục, lâu dài, coi đây là “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động, đoàn viên, thanh niên BIDV An Giang ra sức học tập và làm theo Bác Hồ, Bác Tôn, với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Qua đó, phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, khát vọng cống hiến, xung kích của tuổi trẻ, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển của BIDV An Giang và chung tay xây dựng quê hương Bác Tôn ngày càng giàu đẹp…